Thanh menu chính

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Bài viết hướng dẫn cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản với đất nền công nghiệp:

Nền được rải phía sau cao hơn phía trước, có độ dốc từ trước ra sau nhằm tạo hiệu ứng tăng chiều sâu cho bố cục.
  cách làm hồ cá thủy sinh

Nhánh lũa chính được bố trí đúng vào điểm vàng của hồ nhằm tạo điểm nhấn. cách làm hồ cá thủy sinh 2

Bổ sung thêm 1 nhánh lũa nhỏ hơn nhằm tạo sự đối lập. cách làm hồ cá thủy sinh 3

Bố cục hoàn tất gồm 2 nhánh lũa tạo điểm nhấn vào điểm vàng của hồ. Trang trí thêm ít đá che chân lũa. cách làm hồ cá thủy sinh 4 Hoàn tất cách làm hồ cá thủy sinh. Một số phụ kiện thủy sinh các bạn có thể tham khảo tại đây: http://shop.saigonaqua.com/
Bài viết được trích từ link: http://saigonaqua.com/2014/05/cach-lam-ho-thuy-sinh-don-gian.html 

CÁCH LÀM HỒ THỦY SINH MINI - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Bài viết hướng dẫn cách làm hồ thủy sinh mini, các bước thực hiện được giới thiệu một cách đơn giản và dễ hiểu qua hình ảnh và video.

Thành phần phần cứng và nguyên liệu, phụ kiện:

1. Hồ  - ADA Cube Garden Mini M: 36 x 22 x 26cm 2. Đèn thủy sinh - ADA Solar Mini M 3. CO2 - ADA CO2 Advanced System Black, ADA Drop Checker 4. Đất nền thủy sinh:
  • ADA Aquasoil Amazonia
  • ADA Aquasoil Amazonia Powder
  • ADA Power Sand Special S
5. Phụ gia nền:
  • ADA Tourmaline BC
  • ADA Clear Super
  • ADA Bacter 100
  • ADA Penac P
  • ADA Penac W
6. Đá:  ADA Sado-Akadama Stone 7. Cây thủy sinh:
  • Micranthemum 'Monte Carlo'
  • Utricularia Graminifolia
  • Microsorum mini/petite
  • Microsorum pteropus 'Trident'
  • Anubias minima
  • Monosolenium tenerum

Các bước thực hiện cách làm hồ thủy sinh mini:


1. Chuẩn bị hồ:
  cách làm hồ thủy sinh mini
 2. Đổ Power sand vào: đây là phần đất nền cung cấp dinh dưỡng chính và lâu dài. cách làm hồ thủy sinh mini (1)
 3. Dùng cây san nền  điều chỉnh lại Power sand cao về phía sau để tạo chiều sâu cho bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (2)
4. Cho thêm các phụ gia nền, ko có cũng được, nếu có hồ sẽ mau ổn định, rễ cây phát triển nhanh, bám nền nhanh, và cây phát triển tốt hơn... cách làm hồ thủy sinh mini (3)   5. Đổ lớp nền chính Amazonia, là phân nền để làm giá thể cho rễ cây và cung cấp dinh dưỡng.cách làm hồ thủy sinh mini (6)
 6. Sắp xếp bố cục: bắt đầu bằng hòn đá chính ngay điểm vàng của hồ: cách làm hồ thủy sinh mini (8)
 7. Tiếp theo là các đá phụ để tô điểm cho đá chính và tạo sự  cân bằng trong bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (9)
8. Bổ sung thêm phân nền phía sau để tạo độ sâu cho bố cục và che chân đá, giúp đá tự nhiên hơn: cách làm hồ thủy sinh mini (10)
 9. Bổ sung nền cả ở những vị trí khác để hoàn tất bố cục theo ý tưởng: cách làm hồ thủy sinh mini (11)
 10. Cho nước vào hồ, đổ nước nhẹ nhàng tránh làm xáo trộn bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (12)
 11. Tiến hành trồng cây, khu vực tiền cảnh trồng trước, dùng nhíp dài trồng cây: cách làm hồ thủy sinh mini (18)
12. Tiếp đến là trồng cây các khu vực khác:cách làm hồ thủy sinh mini (14)
 13. Trồng cây khu vực hậu cảnh: cách làm hồ thủy sinh mini (19)
 14. Mở đènlọc, hoàn tất: cách làm hồ thủy sinh mini (21)
 Hồ sau thời gian 9 tháng, bố cục đã hoàn thiện: cách làm hồ thủy sinh mini (16) cách làm hồ thủy sinh mini (24) cách làm hồ thủy sinh mini (23) cách làm hồ thủy sinh mini 22
 Như vậy ta đã hoàn thành các bước trong cách làm hồ thủy sinh mini. Không có gì khó đúng ko các bạn.

Video cách làm hồ thủy sinh mini:

http://www.youtube.com/watch?v=Uv0x42x-r7Y

Bài viết tham khảo tư liệu từ  web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/05/cach-lam-ho-thuy-sinh-mini.html ‎

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

CÁC LOẠI RÊU THỦY SINH PHỔ BIẾN - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

1. Rêu thủy sinh - Minitaiwan:

Đây là loại rêu tôi rất ưa thích, khi bung tán bonsai sẽ rất đẹp nhưng rêu này phát triển tương đối chậmso với nhiều loại rêu thủy sinh khác .
  rêu thủy sinh_Peacock-Moss-Leaves-s rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-01-s
So sánh Minitaiwan và Taiwan:


rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-02-s
Quan sát qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-Microscope-01-s

2. Rêu thủy sinh - Weeping:

Rêu sẽ rủ xuống khi phát triển, tạo nên 1 sự cuốn hút riêng. Rêu này cũng rất hay được dùng để cột lũa bonsai.
rêu thủy sinh_Weeping-Moss-Closeup-01-s
rêu thủy sinh_Weeping-Moss-Closeup-02-s

3. Rêu lửa - Flame moss:

Nó có tên gọi đó do khi phát triển nó có xu hướng vươn về phía ánh sáng giống như hình ảnh ngọn lửa đang cháy sáng.

Sau vài lần cắt tỉa rêu sẽ lên khá dày như hình:

4. Rêu thủy sinh - Peacock:

Đây cũng là rêu hay dùng để cột lũa bon sai, tán rêu khi  bung lớn hơn minitaiwan nhiều nên có thể ảnh hưởng đến bố cục, nên tính toán kỹ khi sử dụng rêu này trên lũa.
Hình ảnh qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Peacock-Moss-Microscope-01-s

5. Rêu thủy sinh - Java (rêu cá đẻ):

Rêu này rất hay được Sir Amano sử dụng trong các hồ thủy sinh của ADA, mặc dù tán rêu ko đều và thưa nhưng nếu cắt tỉa thường xuyên rêu cũng phát triển khá dày, rêu này còn một tác dụng khá tốt là loại bỏ độc tố và giúp ổn định môi trường nên thường được nuôi trong hồ tép kiểng.

rêu thủy sinh_Java-Moss-Closeup-Leaves-02-s
rêu thủy sinh_Java-Moss-02-s

Hình ảnh qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Java-Moss-Microscope-01-s
 
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/05/cac-loai-reu-thuy-sinh.html
Các loại rêu các bạn có thể tham khảo tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/cay-thuy-sinh/reu-thuy-sinh/
Author: Denis Phương

RÁY THỦY SINH - SƠ LƯỢC - ĐẶC TÍNH - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Ráy thủy sinh là loài cây rất đẹp và thích hợp trồng trong hồ thủy sinh. Các họ ráy cũng rất đa dạng và phong phú nên người chơi thủy sinh có rất nhiều sự lựa chọn. Lá ráy thừơng tươi căngvà có màu xanh thẫm. Ráy thủy sinh nên được trồng trong hồ thủy sinh đã ổn định và phát triển tốt, có thể có và ánh sáng dịu. Ánh sáng càng mạnh thì lá cây ráy càng nhạt màu đi. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng 23-28 độ C. Không nên vùi rễ cây ráy dưới đất nền, nên cột ráy vào giá thể để cây có thể phát triển tốt, tốt nhất nên cột vào lũa hoặc đá. Các họ ráy thủy sinh đều có thể trồng bán cạn. Ánh sáng dịu sẽ tốt cho cây ráy hơn và ko nên để ánh sáng mạnh rọi thẳng vào cây. Dinh dưỡng: không đòi hỏi cao nhưng có thể sử dụng phân nước bổ sung. Đặc tính: Phát triển chậm, có thể để trôi nổi trong hồ khi đó ráy sẽ thành giá thể cho cá sinh sản, nhất là cá betta, ta nên cột cây ráy vào giá thể và ko nên để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào lá, điều này có thể làm lá bị thủng hay rữa lá nếu môi trường hồ ko sạch sẽ. Lá ráy rất hay bị tảo nâu, ta có thể dùng vải mềm lau nhẹ để vệ sinh lá mà ko cần lấy cây ráy ra khỏi hồ. Nhân giống: rất dễ dàng. Ta có thể dùng dao nhọn hay kéo sắc cắt rời phần thân rễ của ráy, phần thân cắt rời nên có vài lá non đang phát triển tốt. Nên thực hiện trong môi trường nước để tránh tổn thương cho cây.

Môt số loại ráy thủy sinh phổ biến ở Việt Nam:

1./ Ráy lá siêu nhỏ - Ráy nanapetit:
  • Tên khoa học Petita Nana ( Anubias barteri 'petie' )
  • Nhiệt độ: 20c - 30 c
  • Dạng cây : thân rễ
  • PH: 6-8
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • Tỷ lệ tăng trưởng: Rất chậm
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
  • Phát triển: chậm đến trung bình
  • Độ khó: Dễ
  • Là loài ráy có lá nhỏ nhất, chỉ bằng móng tay út người.
ráy thủy sinh ráy lá siêu nhỏ thủy sinh_saigon_aqua OLYMPUS DIGITAL CAMERA

2./ Ráy lá vàng - Anubias Nana Golden:
  • Tên khoa học: Anubias Nana Golden
  • Nguồn gốc: châu phi
  • Dạng cây : thân rễ
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • PH : 5.0 - 7.0
  • Kích thước: cao 5-15cm, rộng 6cm
  • Nhiệt độ: 22c - 28c
  • Phát triển: chậm đến trung bình
  • Độ khó: dễ
ráy thủy sinh ráy lá vàng thủy sinh_saigon_aqua_4 ráy lá vàng

 3./ Ráy lá tròn - Anubias round leaf:
  • Tên khoa học: Anubias barteri var. “round leaf"
  • Dạng cây : thân rễ
  • pH:   5.5 ~ 6.8
  • Nhiệt độ:  22 ~ 29
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • Độ khó: dễ
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
ráy thủy sinh ráy lá tròn thủy sinh_saigon_aqua_4

4./ Ráy lá thường: Loại ráy này rất phổ biến, đặc điểm ko có gì khác những họ ráy kia. ráy thủy sinh ráy lá thường thủy sinh_saigon_aqua_2

Một số họ ráy phổ biến các bạn có thể tham khảo tại: http://shop.saigonaqua.com
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

CÁC LOẠI RÊU THỦY SINH FISSIDEN - Của hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các loại rêu thủy sinh fissiden phổ biến, đa số đều được dân chơi thủy sinh Việt Nam ưa chuộng và khá dễ kiếm do độ phổ biến cao.

1./ Fissidens fontanus (US fiss)

Rêu fiss này hay được cột trên lũa, vỉ nhôm hay sỏi.
  • Tên khoa học: Fissidens sp fontanus
  • Nhóm thực vật Fissidens
  • Nguồn gốc: USA, Singapore
  • Thông số nước: 73-82 F (23-28 C)
  • kH: 3-8
  • PH: 6,0-7,5
  • Ánh sáng:  Trung bình ~ cao
  • Tốc độ phát triển: chậm
  • Độ khó trồng: Dễ
Đặc tính:
  • Phát triển chậm nhưng rất khỏe mạnh.
  • Có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau.
  • Không cần Co2 vẫn phát triển tốt.
  • Nếu bạn muốn dùng US fiss làm thảm tiền cảnh hồ cá thủy sinh, buộc chúng thưa thớt trên vỉ lưới nhôm hay nhựa. Sau đó đặt lưới vào vị trí mong muốn. Một vài tháng sau nó để bao phủ toàn bộ khu vực đó.
Các loại rêu thủy sinh rêu us fiss 1 Các loại rêu thủy sinh rêu us fiss Các loại rêu thủy sinh rêu us fiss 2

2./Mini fissident:

  • Tên khoa học: Fissidens splachnobryoides
  • Nhóm thực vật: Fissidens
  • Nguồn gốc: Châu Á
  • Các thông số nước 73-82 F (23-28 C)
  • PH: 6,0-7,5
  • kH: 3-8
  • Ánh sáng: Trung bình ~ cao
  • Tốc độ phát triển: chậm
  • Độ khó trồng: Dễ
Đặc tính:
  • Một trong những fissidens nhỏ nhất với kích thước chỉ khoảng 1/4 inch (0,5 cm) chiều cao.
  • Ra lá nước khá nhanh nếu môi trường nước ổn định và phù hợp, chỉ khoản 2-3 tuần.
  • Mini fiss rất hay được cột sỏi và cấy trên đá để tạo nhưng viên đá rêu phong phù hợp phong cách hồ thiên nhiên nature.
  • Đẹp và gọn gàng hay được sử dụng làm thảm hồ cá thủy sinh.
  • Rất thích hợp cho hồ tép đỏ, tép có thể tìm nơi trú ẩn và thức ăn trong rêu.
  •  Phát triển chậm nhưng rất khỏe mạnh.
  • Có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau.
  • Không cần Co2 vẫn phát triển tốt.
Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_2 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_1 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_4 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_3 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_5 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_6

3./ Fissidens zippelianus (Fiss zip):

Fiss này khá hiếm tại VN nhưng vẻ đẹp của nó đúng là khó miêu tả.
  • Tên khoa học: Fissidens zippelianus
  • Nhóm thực vật: Fissidens
  • Nguồn gốc: Châu Á
  • Các thông số nước 75-84 F (24-29 C)
  • PH: 5.8 - 7.5
  • kH: 2 - 15 dh
  • Ánh sáng: Trung bình ~ cao
  • Tốc độ phát triển: chậm
  • Độ khó trồng: Dễ
Đặc tính:
  • Phát triển chậm nhưng rất khỏe mạnh.
  • Có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau.
  • Không cần Co2 vẫn phát triển tốt.
  • Lá fiss zip có thể lên tới kích thước khoảng 1 inch (2,5 cm) chiều cao.
Fissidens-SG-02 Fissidens-SG-04
Bài viết trích từ: http://saigonaqua.com/2014/07/cac-loai-reu-fiss-pho-bien.html