Thanh menu chính

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

CÁC LOẠI RÊU THỦY SINH PHỔ BIẾN - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

1. Rêu thủy sinh - Minitaiwan:

Đây là loại rêu tôi rất ưa thích, khi bung tán bonsai sẽ rất đẹp nhưng rêu này phát triển tương đối chậmso với nhiều loại rêu thủy sinh khác .
  rêu thủy sinh_Peacock-Moss-Leaves-s rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-01-s
So sánh Minitaiwan và Taiwan:


rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-02-s
Quan sát qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-Microscope-01-s

2. Rêu thủy sinh - Weeping:

Rêu sẽ rủ xuống khi phát triển, tạo nên 1 sự cuốn hút riêng. Rêu này cũng rất hay được dùng để cột lũa bonsai.
rêu thủy sinh_Weeping-Moss-Closeup-01-s
rêu thủy sinh_Weeping-Moss-Closeup-02-s

3. Rêu lửa - Flame moss:

Nó có tên gọi đó do khi phát triển nó có xu hướng vươn về phía ánh sáng giống như hình ảnh ngọn lửa đang cháy sáng.

Sau vài lần cắt tỉa rêu sẽ lên khá dày như hình:

4. Rêu thủy sinh - Peacock:

Đây cũng là rêu hay dùng để cột lũa bon sai, tán rêu khi  bung lớn hơn minitaiwan nhiều nên có thể ảnh hưởng đến bố cục, nên tính toán kỹ khi sử dụng rêu này trên lũa.
Hình ảnh qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Peacock-Moss-Microscope-01-s

5. Rêu thủy sinh - Java (rêu cá đẻ):

Rêu này rất hay được Sir Amano sử dụng trong các hồ thủy sinh của ADA, mặc dù tán rêu ko đều và thưa nhưng nếu cắt tỉa thường xuyên rêu cũng phát triển khá dày, rêu này còn một tác dụng khá tốt là loại bỏ độc tố và giúp ổn định môi trường nên thường được nuôi trong hồ tép kiểng.

rêu thủy sinh_Java-Moss-Closeup-Leaves-02-s
rêu thủy sinh_Java-Moss-02-s

Hình ảnh qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Java-Moss-Microscope-01-s
 
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/05/cac-loai-reu-thuy-sinh.html
Các loại rêu các bạn có thể tham khảo tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/cay-thuy-sinh/reu-thuy-sinh/
Author: Denis Phương

RÁY THỦY SINH - SƠ LƯỢC - ĐẶC TÍNH - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Ráy thủy sinh là loài cây rất đẹp và thích hợp trồng trong hồ thủy sinh. Các họ ráy cũng rất đa dạng và phong phú nên người chơi thủy sinh có rất nhiều sự lựa chọn. Lá ráy thừơng tươi căngvà có màu xanh thẫm. Ráy thủy sinh nên được trồng trong hồ thủy sinh đã ổn định và phát triển tốt, có thể có và ánh sáng dịu. Ánh sáng càng mạnh thì lá cây ráy càng nhạt màu đi. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng 23-28 độ C. Không nên vùi rễ cây ráy dưới đất nền, nên cột ráy vào giá thể để cây có thể phát triển tốt, tốt nhất nên cột vào lũa hoặc đá. Các họ ráy thủy sinh đều có thể trồng bán cạn. Ánh sáng dịu sẽ tốt cho cây ráy hơn và ko nên để ánh sáng mạnh rọi thẳng vào cây. Dinh dưỡng: không đòi hỏi cao nhưng có thể sử dụng phân nước bổ sung. Đặc tính: Phát triển chậm, có thể để trôi nổi trong hồ khi đó ráy sẽ thành giá thể cho cá sinh sản, nhất là cá betta, ta nên cột cây ráy vào giá thể và ko nên để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào lá, điều này có thể làm lá bị thủng hay rữa lá nếu môi trường hồ ko sạch sẽ. Lá ráy rất hay bị tảo nâu, ta có thể dùng vải mềm lau nhẹ để vệ sinh lá mà ko cần lấy cây ráy ra khỏi hồ. Nhân giống: rất dễ dàng. Ta có thể dùng dao nhọn hay kéo sắc cắt rời phần thân rễ của ráy, phần thân cắt rời nên có vài lá non đang phát triển tốt. Nên thực hiện trong môi trường nước để tránh tổn thương cho cây.

Môt số loại ráy thủy sinh phổ biến ở Việt Nam:

1./ Ráy lá siêu nhỏ - Ráy nanapetit:
  • Tên khoa học Petita Nana ( Anubias barteri 'petie' )
  • Nhiệt độ: 20c - 30 c
  • Dạng cây : thân rễ
  • PH: 6-8
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • Tỷ lệ tăng trưởng: Rất chậm
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
  • Phát triển: chậm đến trung bình
  • Độ khó: Dễ
  • Là loài ráy có lá nhỏ nhất, chỉ bằng móng tay út người.
ráy thủy sinh ráy lá siêu nhỏ thủy sinh_saigon_aqua OLYMPUS DIGITAL CAMERA

2./ Ráy lá vàng - Anubias Nana Golden:
  • Tên khoa học: Anubias Nana Golden
  • Nguồn gốc: châu phi
  • Dạng cây : thân rễ
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • PH : 5.0 - 7.0
  • Kích thước: cao 5-15cm, rộng 6cm
  • Nhiệt độ: 22c - 28c
  • Phát triển: chậm đến trung bình
  • Độ khó: dễ
ráy thủy sinh ráy lá vàng thủy sinh_saigon_aqua_4 ráy lá vàng

 3./ Ráy lá tròn - Anubias round leaf:
  • Tên khoa học: Anubias barteri var. “round leaf"
  • Dạng cây : thân rễ
  • pH:   5.5 ~ 6.8
  • Nhiệt độ:  22 ~ 29
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • Độ khó: dễ
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
ráy thủy sinh ráy lá tròn thủy sinh_saigon_aqua_4

4./ Ráy lá thường: Loại ráy này rất phổ biến, đặc điểm ko có gì khác những họ ráy kia. ráy thủy sinh ráy lá thường thủy sinh_saigon_aqua_2

Một số họ ráy phổ biến các bạn có thể tham khảo tại: http://shop.saigonaqua.com
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

CÁC LOẠI RÊU THỦY SINH FISSIDEN - Của hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các loại rêu thủy sinh fissiden phổ biến, đa số đều được dân chơi thủy sinh Việt Nam ưa chuộng và khá dễ kiếm do độ phổ biến cao.

1./ Fissidens fontanus (US fiss)

Rêu fiss này hay được cột trên lũa, vỉ nhôm hay sỏi.
  • Tên khoa học: Fissidens sp fontanus
  • Nhóm thực vật Fissidens
  • Nguồn gốc: USA, Singapore
  • Thông số nước: 73-82 F (23-28 C)
  • kH: 3-8
  • PH: 6,0-7,5
  • Ánh sáng:  Trung bình ~ cao
  • Tốc độ phát triển: chậm
  • Độ khó trồng: Dễ
Đặc tính:
  • Phát triển chậm nhưng rất khỏe mạnh.
  • Có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau.
  • Không cần Co2 vẫn phát triển tốt.
  • Nếu bạn muốn dùng US fiss làm thảm tiền cảnh hồ cá thủy sinh, buộc chúng thưa thớt trên vỉ lưới nhôm hay nhựa. Sau đó đặt lưới vào vị trí mong muốn. Một vài tháng sau nó để bao phủ toàn bộ khu vực đó.
Các loại rêu thủy sinh rêu us fiss 1 Các loại rêu thủy sinh rêu us fiss Các loại rêu thủy sinh rêu us fiss 2

2./Mini fissident:

  • Tên khoa học: Fissidens splachnobryoides
  • Nhóm thực vật: Fissidens
  • Nguồn gốc: Châu Á
  • Các thông số nước 73-82 F (23-28 C)
  • PH: 6,0-7,5
  • kH: 3-8
  • Ánh sáng: Trung bình ~ cao
  • Tốc độ phát triển: chậm
  • Độ khó trồng: Dễ
Đặc tính:
  • Một trong những fissidens nhỏ nhất với kích thước chỉ khoảng 1/4 inch (0,5 cm) chiều cao.
  • Ra lá nước khá nhanh nếu môi trường nước ổn định và phù hợp, chỉ khoản 2-3 tuần.
  • Mini fiss rất hay được cột sỏi và cấy trên đá để tạo nhưng viên đá rêu phong phù hợp phong cách hồ thiên nhiên nature.
  • Đẹp và gọn gàng hay được sử dụng làm thảm hồ cá thủy sinh.
  • Rất thích hợp cho hồ tép đỏ, tép có thể tìm nơi trú ẩn và thức ăn trong rêu.
  •  Phát triển chậm nhưng rất khỏe mạnh.
  • Có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau.
  • Không cần Co2 vẫn phát triển tốt.
Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_2 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_1 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_4 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_3 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_5 Các loại rêu thủy sinh minifiss_thuysinh_saigon_aqua_6

3./ Fissidens zippelianus (Fiss zip):

Fiss này khá hiếm tại VN nhưng vẻ đẹp của nó đúng là khó miêu tả.
  • Tên khoa học: Fissidens zippelianus
  • Nhóm thực vật: Fissidens
  • Nguồn gốc: Châu Á
  • Các thông số nước 75-84 F (24-29 C)
  • PH: 5.8 - 7.5
  • kH: 2 - 15 dh
  • Ánh sáng: Trung bình ~ cao
  • Tốc độ phát triển: chậm
  • Độ khó trồng: Dễ
Đặc tính:
  • Phát triển chậm nhưng rất khỏe mạnh.
  • Có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau.
  • Không cần Co2 vẫn phát triển tốt.
  • Lá fiss zip có thể lên tới kích thước khoảng 1 inch (2,5 cm) chiều cao.
Fissidens-SG-02 Fissidens-SG-04
Bài viết trích từ: http://saigonaqua.com/2014/07/cac-loai-reu-fiss-pho-bien.html

CÁC LOẠI CÁ CẢNH NEON NUÔI HỒ THỦY SINH

Các loại cá cảnh neon thường được nuôi trong hồ thủy sinh do đặc tính hiền lành không phá cây, hay bơi theo đàn và màu sắc đẹp nên chúng thường được dân chơi thủy sinh ưa chuộng.

Cá neon thường - Neon Tetra Jumbo

  • Kích thước hồ nuôi tối thiểu: 30L
  • Chăm sóc: Dễ
  • Tập tính: Hiền lành
  • Môi trường nước: 68-74° F, KH 4-8, pH 5.0-7.0
  • Kích thước tối đa:  khoản 4-5cm
  • Màu sắc: Xanh dương, đỏ
  • Thức ăn:  ăn tạp
  • Nguồn gốc: Malaysia, nuôi nhân tạo
  • Họ: Characidae
các loại cá cảnh neon thường

Cá Neon đen - Black Neon Tetra

  • Kích thước hồ nuôi tối thiểu: 30L
  • Chăm sóc: Dễ
  • Tập tính: Hiền lành
  • Môi trường nước:: 72-77° F, KH 4-8, pH 5.5-7.0
  • Kích thước tối đa:  khoản 3cm
  • Màu sắc: đen, vàng
  • Thức ăn:  ăn tạp
  • Nguồn gốc: Nuôi nhân tạo
  • Họ: Characidae
các loại cá cảnh cá NEON đen

Cá Neon vàng - Gold Neon Tetra

  • Kích thước hồ nuôi tối thiểu: 30L
  • Chăm sóc: Dễ
  • Tập tính: Hiền lành
  • Môi trường nước:: 68-74° F, KH 4-8, pH 5.0-7.0
  • Kích thước tối đa: khoản 3cm
  • Màu sắc: Xanh dương, đỏ, vàng
  • Thức ăn: ăn tạp
  • Nguồn gốc: South America
  • Họ: Characidae
các loại cá cảnh -cá neon vàng

Cá neon kim cương - Diamond head Neon Tetra

  • Kích thước hồ nuôi tối thiểu: 30L
  • Chăm sóc: Trung bình
  • Tập tính: Hiền lành
  • Môi trường nước:: 68-74° F, KH 4-8, pH 5.0-7.0
  • Kích thước: khoản 2cm - 4cm
  • Màu sắc: Xanh dương, đỏ, trắng
  • Thức ăn:  ăn tạp
  • Nguồn gốc: South America
  • Họ: Characidae
các loại cá cảnh  cá neon kim cương

Cá neon vua - Cardinal Tetra

  • Kích thước hồ nuôi tối thiểu: 30L
  • Chăm sóc: trung bình
  • Tập tính: Hiền lành
  • Môi trường nước:: 73-81° F, KH 2-6, pH 5.5-7.5
  • Kích thước tối đa: khoản 5cm
  • Màu sắc: Xanh dương, đỏ
  • Thức ăn:  ăn tạp
  • Nguồn gốc: Europe, South America, nuôi nhân tạo
  • Họ: Characidae
cá neon_2

Vì số lượng chủng loại neon rất nhiều nên bài viết chỉ giới thiệu các loại cá cảnh neon phổ biến tại Việt nam. Các chủng loại khác các bạn có thể tham khảo hình sau: phân loại cá neon
Bài viết trích từ: http://saigonaqua.com/2014/07/phan-loai-ca-neon.html

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

SƠ LƯỢC VỀ CÂY DƯƠNG XỈ - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Dù bạn là người đã đam mê trồng cây thủy sinh  hay chỉ hoàn toàn là người mới nhập môn thì cây dương xỉ luôn là một sự lựa chọn hay với cả hồ thủy sinh theo phong cách nature tự nhiên hay hồ cá vàng, cá Ali...
Dương xỉ có 2 nhánh chính: Dương xỉ Microsorum và dương xỉ Bolbitis.
Dương xỉ Microsorum được đại diện bởi dương xỉ java (dương xỉ lá thường) trong hàng ngàn họ dương xỉ khác nhau. Hầu hết chúng đều là thực vật biểu sinh -  những thực vật mọc trên giá thể như đá hay lũa thay vì trong đất. Dương xỉ thường được tìm thấy ở môi trường ẩm ướt như rừng nhiệt đới, dương xỉ java cũng thế, trong môi trường tự nhiên chúng phát triển vươn ra khỏi mặt nước chứ ko phải như trong hồ thủy sinh của chúng ta. Dương xỉ java thường được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, chúng rất phổ biến ở đây.
Dương xỉ Bolbitis có tên thông thường là dương xỉ châu phi, một cái tên khá quen thuộc với người chơi thủy sinh. Chúng thường được tìm thấy ở khu vực rừng nhiệt đới CongGo hay khu vực Tây Phi.
cây dương xỉ trong tự nhiên

Môi trường sống cho cây dương xỉ:

Do đặc tính dễ sống và chịu được nhiều môi trường khác nhau nên dương xỉ ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi trong cộng đồng thủy sinh. Ở môi trường tự nhiên thì chúng phát triển lên khỏi mặt nước, ở nơi có bóng râm và ẩm ướt, chứ ko phát triển trong môi trường nước hoàn toàn như ở hồ thủy sinh. Dương xỉ cũng có thể sống trong môi trường nước lợ ngay cả trong môi trường nước mặn chúng cũng có thể chịu được trong thời gian dài tuy rằng không phát triển và có thể chết. Môi trường lý tưởng đối với cây dương xỉ trong hồ thủy sinh là  môi trường nước mềm có dòng chảy hợp lý, sử dụng phân nước và có co2.
cây dương xỉ trong tự nhiên 2

Ánh sáng cho cây dương xỉ:

Tất cả các loại cây dương xỉ trên thế giới đều thích bóng râm. Trong các trại cây người ta cũng trồng chúng ở khu vực có bóng râm và chúng thực sự phát triển rất tốt ở những điều kiện như thế này. Trong môi trường hồ thủy sinh thì chỉ cần 1 bóng huỳnh quang T8 là đã đủ nhu cầu ánh sáng cho cây dương xỉ nhưng do có nhiều loại cây đa dạng khác nhau được trồng  chung nên cường độ ánh sáng sẽ khác, ánh sáng sẽ mạnh hơn nhu cầu của chúng nhưng cây dương xỉ cũng sẽ thích nghi được.
dương xỉ châu phi

Sự hữu ích của cây dương xỉ:

Trong môi trường hồ cá thủy sinh, cây dương xỉ sẽ có những đặc tính tốt đem lại cho cá cảnh. Dương xỉ thường được trồng trong hồ cá dĩa, cá vàng và cá Ali... Những loài cá ăn cây cũng ko thể ăn được lá dương xỉ nên chúng ta có thể yên tâm.

Nơi trồng cây dương xỉ trong hồ thủy sinh:

Cả hai loại dương xỉ Javadương xỉ Châu Phi đều có kích thước trung bình khoản 30cm cao và 30cm đường kính, do đó chúng thường được đặt vào vị trí trung cảnh hay hậu cảnh, chúng sẽ tạo nên hiệu ứng riêng khác hẳn các loại cây trồng khác
.cây dương xỉ lá thường 1

Cố định dương xỉ trên giá thể như thế nào?

Cố định nhánh dương xỉ trên 1 hòn đá hay lũa thích hợp, có thể dùng dây cước câu cá, dây rút hay chỉ may. Sử dụng 1 hòn đá nham thạch có bề mặt xù xì sẽ tốt hơn 1 cục sỏi trơn nhẵn. sau vài tháng cây dương xỉ sẽ gắn chặt vào giá thề và ta có thể tháo dây buộc ra nếu muốn.
dương_xỉ_lá_hẹp_1

Cung cấp dinh dưỡng cho cây dương xỉ như thế nào?

Do được trồng trên mặt nền nên dinh dưỡng trong phân nền sẽ ko hữu ích lắm với cây dương xỉ, do đó ta cần bổ sung phân nước và sủi co2 thường xuyên.dương_xỉ_châu_phi_1

Nhân giống cây dương xỉ:

Đơn giản chỉ là ta cắt phần rễ của chúng ra thành những nhánh mới, nên đảm bảo nhánh mới có phần rễ khỏe mạnh và có từ 2-3 lá trở lên. Ngoài ra đối với cây dương xỉ Java những bào tử của cây con thường phát triển dưới lá cây chứ ko phải bị bệnh như một số người nghỉ. Chúng ta chỉ việc tách những chồi non này ra và buộc lên giá thể khác là có thêm một nhánh dương xỉ. cây dương xỉ _nhân giống javafern

Giá cả của chúng ra sao?

Do đặc tính phát triển chậm so với nhiều loại cây trồng khác nên chúng có giá khá cao.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/cay-thuy-sinh/duong-xi/
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com/ theo link http://saigonaqua.com/2014/07/so-luoc-ve-duong-xi.html
Author: Denis Phương

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

CÁC LOẠI CÂY THỦY SINH PHỔ BIẾN

Đối với người mới chơi thủy sinh thì việc lựa chọn loại cây thủy sinh nào phù hợp là một việc tương đối khó. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số loại cây thường được trồng và các bố trí cây trong hồ thủy sinh.

1. Cây thủy sinh tiền cảnh: trồng khu vực phía trước hồ:

- Cỏ thìa: loại cây nhảy cây con khá nhanh, bộ rễ của nó ăn sâu xuống nền nên cần chú ý khi nhổ cây để tránh động nền.
 Co-Thia

- Ngưu mao chiên: thường gặp trong bố cục Iwagumi, một loại cây thủy sinh rất phổ biến, cần tỉa cây thường xuyên để loại bỏ cây già bị vàng đi và kích thích nhảy cây con nhanh, có trong hầu hết các hồ dự thi ở các giải đấu lớn.

nguumaochien
 - Trân châu nhật: một loại cây cũng khá phổ biến trong bố cục Iwagumi, môi trường phù hợp sẽ tạo nên một thảm cây xanh mướt.

tcn
 - Rau thơm: hay trồng thành bụi để nhấn hay che khuyết điểm chân đá, hốc cây. Rau-Thom-3

2. Cây thủy sinh trung cảnh và hậu cảnh: trồng khu vực giữa và phía sau hồ:

- Cây thủy sinh la hán xanh, đỏ: một loại cây phổ biến và dễ trồng.

lahan

lahando
- Cây thủy sinh Sunset: Cây thủy sinh này thuộc loại dễ nhưng cần thêm sáng để ngọn cây lên màu đỏ đúng với cái tên của nó.


Sun-Set-580x333
 - Cây hẹ nước: loại cây dễ trồng, hay được bố trí ở 1 hay 2 góc phía sau hồ, cây sẽ ngã theo chiều nước chảy tạo hiệu ứng đẹp mắt.

henuoc
- Cây cỏ nhật: một loại cây dạng bụi khá đẹp được nhiều người chơi thủy sinh yêu thích.

conhat
 - Cây thủy sinh vảy ốc xanh, đỏ, cam...: họ rotala rất phổ biến trong các hồ thủy sinh, việc cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp cây phát triển rát nhanh và không bị rụng lá phần thân.

cây thủy sinh -vayocdo cây thủy sinh -vayocxanh
- Trân châu lá tròn: loại cây dễ trồng hay được bối trí ở trung cảnh. cây thủy sinh - TC_LATRON
- Trân châu cao: loại cây thủy sinh dễ trồng, cắt tỉa thường sẽ tạo thành bụi dày. với điều kiện ánh sáng mạnh cây sẽ có xu hướng bò sát nền nên có khi vẫn được trồng ở tiền cảnh. cây thủy sinh - tranchaucao
 - Cây thủy sinh thủy cúc: một loại cây thủy sinh dễ trồng và hút dinh dưỡng rất mạnh, loại cây này hay được trồng thời gian đầu ở các bể mới setup dư dinh dưỡng để giảm bớt việc dư thừa dinh dưỡng dễ sinh rêu tảo hại.
cây thủy sinh - thuycuc


Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/04/cac-loai-cay-pho-bien.html